Để lắp đặt, thực hành được bộ thiết bị thực hành PLC kết nối phần mềm IOT và mô phỏng hệ thống đèn giao thông kết nối phần mềm Studio V6.0 theo đúng tiêu chuẩn và đảm bảo yêu cầu kỹ thuật đảm bảo an toàn trong quá trình lắp đặt, hệ thống được các kiến thức đã học vào thực tiễn, sau đây chúng tôi sẽ hướng dẫn quy trình thực hành giúp sinh viên nâng cao nhiều kỹ năng thực hành.
Thiết bị thực hành PLC kết nối phần mềm IOT và mô phỏng hệ thống đèn giao thông kết nối phần mềm Studio V6.0 là sản phẩm thiết bị thông minh do công ty cổ phần tự động hóa nghiên cứu giải pháp, sản xuất, cung cấp cho các trường đào tạo nghề trên toàn quốc, đây là sản phẩm được tích hợp từ 2 bộ sản phẩm truyền thống, hệ thống thực hành thông minh được được áp dụng giúp các em sinh viên có thể học tập, tiếp thu những kiến thức và có thể áp dụng những kiến thức đã học để sau này có thể áp dụng vào công việc sản xuất tại các doanh nghiệp. Để cho các em sinh viên làm quen với sản phẩm mới, nâng cao kỹ năng làm việc từ khi còn trên giảng đường vì vậy các giảng viên thường xuyên cung cấp cho sinh viên các bài tập thực hành giúp các em nâng cao được các kỹ năng làm việc trước khi ra trường.
Nội dung và quy trình thực hành
Chuẩn bị vật tư
Bàn thực hành
Panel thực hành được gá sẵn trên khung bàn
List danh mục vật tư cần chuẩn bị trên phiếu bài tập được hiển thị theo mã ID Qrcode.
Module gate way
Module wifi, Swicht mạng
Máy tính PC/ lap top đã được cài phần mềm Automation audio
Lắp đặt thiết bị
Bước 1: Bật OPC student trên máy học viên và OPC trên máy của giảng viên.
Bước 2: Kết nối đầu đọc vào máy học viên và giảng viên.
Bước 3: Học viên sẽ gá toàn bộ các module lên thanh panel đã được gá sẵn trên bàn thực hành sau đấy sinh viên sẽ bóp cos, đấu dây để kiểm tra được các mạch kết nối. Lúc này trên màn hình kết nối sẽ hiển thị được tất cả các module được lắp đặt giống như phần cứng chúng ta vừa đấu nối, học sinh sẽ nhấn nút Run để chạy thử trên màn hình tương tác xem có vấn đề gì không.
Bước 4: Học viên sẽ cầm đầu đọc để quét toàn bộ module vào OPC các mã ID Qr code đã được gán mã ID QR code trên từng module.
Bước 5: Bật điện và cấp nguồn 24V vào hệ thống để chạy bài tập.
Bước 6: Chạy mô phỏng và đánh giá: Các giảng viên và sinh viên có thể quan sát được các luồng chạy của dòng điện, đánh giá được sai lệch giữa lý thuyết và thực hành để biết được các lỗi đấu nối mạch trong quá trình thực hành của các sinh viên.
Trong quá trình thực hành giáo viên có thể tạo được các lỗi trên giao diện dành riêng cho giáo viên qua các thao tác bấm các nút tạo lỗi trên giao diện để giúp các sinh viên có thể tìm ra các lỗi trên các thiết bị thực hành, sinh viên sử dụng dụng cụ đo (đồng hồ đo đa năng) để đo kiểm từng bước theo quy trình.
Hy vọng với bài thực hành PLC kết nối phần mềm IOT và mô phỏng hệ thống đèn giao thông kết nối phần mềm Studio V6.0 các em sinh viên có thể hiểu được quy trình lắp đặt được hệ thống các mạch điện thông minh, thực hiện các thao tác lắp đặt các phần cứng và phần mềm theo đúng yêu cầu và đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.